Top Ad 728x90

Thursday, May 18, 2017

16 phương pháp và kỹ thuật giải nhanh bài tập hóa học

by
16 phương pháp giải bài tập hóa học. Sẽ giúp các em tiếp cận với phương pháp mới để có tư duy chọn phương pháp nhanh nhất để giải các bài toán trắc nghiệm hóa học và được dùng để rèn luyện kỹ năng luyện thi đại học môn hóa.
Tải về tại đây

Phương pháp sử dụng máy tính casio giải quyết phương trình-hệ phương trình-bất phương trình.

by
Phương pháp sử dụng máy tính casio trong giải các bài toán khó về phương trình bất phương cần biết nghiệm để sử dụng phương pháp liên hợp thần túy. Với việc cải cách thi đại học theo hướng trắc nghiệm như hiện nay ,yêu cầu kỹ năng máy tính về casio là rất cần thiết. Chúc các em ôn thi tốt , gặt hái thành công.

Tải tại đây

Wednesday, May 17, 2017

Đề cương vật lý đại cương.

by
Nhằm sinh viên học tập và thi có kết quả cao. Tailieumienphi24h đã tổng hợp đề cương ôn thi vật lý dưới đây.Chúc các em thi tốt đạt kết quả cao.

                         Câu hỏi thi môn Vật lý (Phần lý thuyết)
                                            Hệ đào tạo chính qui (4TC)

I.     Cơ học:
1.Khái niệm chất điểm, hệ quy chiếu. Định nghĩa và ví dụ về hệ quy chiếu quán tính và hệ quy chiếu không quán tính.
2.Viết biểu thức vận tốc trung bình, vận tốc tức thời, véc tơ vận tốc, giải thích các ký hiệu và ý nghĩa của chúng.
3.Phương, chiều và độ lớn của: gia tốc tiếp tuyến, gia tốc pháp tuyến và gia tốc toàn phần, ý nghĩa của các đại lượng trên.
4.Phương, chiều và độ lớn của: véc tơ vận tốc góc, véc tơ gia tốc góc. Viết biểu thức liên hệ giữa: độ lớn của vận tốc và vận tốc góc, độ lớn của gia tốc tiếp tuyến và gia tốc góc trong chuyển động tròn.
5.Phát biểu và viết biểu thức định luật II của Niu tơn. Tại sao phương trình định luật II Niu tơn được gọi là phương trình cơ bản động lực học chất điểm.
6.Viết biểu thức các định lý về động lượng và xung lượng, giải thích các ký hiệu, ý nghĩa của động lượng và xung lượng.
7.Viết biểu thức động năng của chất điểm. Phát biểu và viết biểu thức định lý về động năng.
II.   Nhiệt học:
8. Viết phương trình cơ bản của thuyết động học phân tử các chất khí và giải thích các ký hiệu.
9.Viết biểu thức các hệ quả của thuyết động học phân tử các chất khí và giải thích các ký hiệu.
10.Số bậc tự do: định nghĩa, ví dụ. Phát biểu định luật phân bố đều năng lượng theo bậc tự do.
11.Phát biểu định luật phân bố đều năng lượng theo bậc tự do. Viết biểu thức nội năng của khí lý tưởng, giải thích các ký hiệu.
12.Phát biểu và viết biểu thức nguyên lý I nhiệt động học, giải thích các ký kiệu.
13.Ý nghĩa của nguyên lý I nhiệt động học và các hệ quả của nguyên lý.
14.Viết biểu thức công mà hệ nhận được trong: quá trình cân bằng bất kỳ, trong quá trình đẳng áp và trong quá trình đẳng nhiệt của khí lý tưởng. Giải thích các ký hiệu trong các biểu thức trên.
15.Những hạn chế của nguyên lý I nhiệt động học. Ba cách phát biểu nguyên lý II nhiệt động học.
III.   Điện học:
16.Các đại lượng đặc trưng cho điện trường: Véc tơ cường độ điện trường, điện thế (với mỗi đại lượng viết biểu thức, giải thích các ký hiệu, ý nghĩa, đơn vị đo).
17.Viết biểu thức công của lực tĩnh điện khi làm di chuyển một điện tích điểm q trong điện trường của một điện tích điểm Q. Tính chất thế của trường tĩnh điện (có vẽ hình).





19.Viết biểu thức năng lượng của một hệ điện tích điểm, của một vật dẫn tích điện và của một tụ điện tích điện, giải thích các ký hiệu.

20.Trạng thái cân bằng tĩnh điện của vật dẫn: định nghĩa, điều kiện, các tính chất.
IV.   Từ học:
21.Phương, chiều và độ lớn của véc tơ cảm ứng từ trong từ trường của một đoạn dòng điện thẳng (có vẽ hình). Suy ra biểu thức độ lớn của cảm ứng từ trong từ trường của một dòng điện thẳng dài vô hạn.
22.Viết biểu thức và giải thích các ký hiệu: công của lực từ, lực từ tác dụng lên một đoạn dòng điện thẳng (vẽ hình cho trường hợp lực từ).
23.Viết biểu thức năng lượng từ trường của một ống dây điện thẳng và mật độ năng lượng từ trường, giải thích các ký hiệu.
24.Nêu kết luận về hiện tượng tự cảm. Viết biểu thức và giải thích các ký hiệu: suất điện động tự cảm và hệ số tự cảm của ống dây điện thẳng dài vô hạn.

                                               Các dạng bài tập thi môn Vật lý
                                                Hệ đào tạo chính qui (4TC)
Phần Cơ:
Câu 1.Một vật được thả rơi từ một khí cầu ở độ cao h. Hỏi sau bao lâu vật rơi tới đất nếu khi thả:
a) Khí cầu đang bay lên với vận tốc v1.
b) Khí cầu đang hạ xuống với vận tốc v2.
Bỏ qua sức cản của không khí.
Câu 2.Một đoàn tàu đang chạy với vận tốc v1 thì đi vào một đoạn đường cong dài S bán kính R. Tàu chạy chậm dần đều và đi hết quãng đường đó trong khoảng thời gian t. Tính vận tốc dài, gia tốc tiếp tuyến, gia tốc pháp tuyến, gia tốc toàn phần của đoàn tàu ở cuối quãng đường đó. Vẽ hình biểu diễn các véc tơ trên.
Câu 3.Một chất điểm chuyển động thẳng theo phương trình:  x = At3 + Bt2 + Ct + D
a) Tìm vận tốc và gia tốc ở thời điểm t1  và t2 .
b) Tìm vận tốc trung bình trong khoảng thời gian trên (từ t1 đến t2).









Câu 6.Một sợi dây không giãn, khối lượng dây không đáng kể, được vắt qua một ròng rọc cố định. Hai đầu dây buộc hai vật có khối lượng tương ứng là m1 (đã biết)  và m2 <m1. Sau t (s) kể từ lúc bắt đầu chuyển động, hệ vật đi được s (cm). Tính m2 và sức căng của dây.

Câu 7.Một hệ gồm 3 vật khối lượng m1; m2; m3 được nối với nhau như hình vẽ. Bỏ qua khối lượng các ròng rọc và khối lượng các dây nối. Hệ số ma sát giữa vật m2 và mặt bàn là k; Tính gia tốc của các vật và sức căng ở các đoạn dây nối.


Câu 8.Một viên đạn khối lượng m đang bay với vận tốc v1 thì gặp một bản gỗ dày và cắm sâu vào bản gỗ một đoạn S (cm).
a) Tìm lực cản trung bình của gỗ lên viên đạn.
b) Nếu bản gỗ chỉ dày S’ (S’<S) thì vận tốc viên đạn khi ra khỏi bản gỗ là bao nhiêu.
Phần Nhiệt:
Câu 1m gam khí Hyđrô ở nhiệt độ T nhận nhiệt nên thể tích tăng gấp ba lần trong khi áp suất không đổi. Tìm:
a) Nhiệt lượng cung cấp cho khối khí.
b) Độ biến thiên nội năng của khối khí.
c) Công mà khối khí sinh ra












Câu 5.Có m (kg) khí đựng trong một bình áp suất P1 (at). Lấy ra khỏi bình một lượng khí cho tới khi áp suất còn là P2 (at). Cho biết nhiệt độ khí không thay đổi. Hỏi lượng khí lấy ra là bao nhiêu.
Câu 6.Một chất khí lưỡng nguyên tử có thể tích V1 (đã biết) ở áp suất P1 (đã biết) bị nén đoạn nhiệt đến thể tích V2 và áp suất P2. Sau đó giữ nguyên V2 và làm lạnh đến nhiệt độ ban đầu, khi đó áp suất của khí là P3 (đã biết).
a) Vẽ đồ thị biểu diễn quá trình trên.
b) Tính V2 và P2.







Phần Điện:
Câu 1.Một mặt cầu kim loại bán kính R đặt trong chân không. Tính lượng điện tích mà mặt cầu tích được khi:
a) Điện thế của quả cầu là V¬1.
b) Điện thế tại một điểm cách mặt cầu d (cm) là V2.
c) Tính năng lượng điện trường bên trong và bên ngoài mặt cầu trong trường hợp câu a.











Câu 5.Một vòng tròn làm bằng dây dẫn mảnh, bán kính R mang điện Q phân bố đều trên dây. Dùng nguyên lý chồng chất hãy xác định cường độ điện trường và điện thế tại một điểm M trên trục vòng dây, cách tâm O một đoạn h.








Phần Từ:
Câu 1.Một dây dẫn được uốn thành hình chữ nhật có các cạnh a, b, có dòng điện cường độ I chạy qua. Xác định véc tơ cảm ứng từ tại tâm hình chữ nhật đó.
Câu 2.Một dây dẫn được uốn thành hình tam giác đều có các cạnh a, có dòng điện cường độ I chạy qua. Xác định véc tơ cảm ứng từ tại tâm tam giác đó.
Câu 3.Một dây dẫn được uốn thành hình thang cân ABCD như hình vẽ: CD = a, AB = b, dòng điện chạy qua dây có cường độ I. Tìm cường độ từ trường tại điểm M là giao điểm của đường kéo dài hai cạnh bên, cho biết khoảng cách từ M đến đáy bé của hình thang là r.

Câu 4. Hình vẽ bên biểu diễn tiết diện thẳng của ba dòng điện thẳng song song dài vô hạn. Cho biết I1 = I2 = I, I3 = 2I, AB = BC = a (cm). Tìm trên đoạn thẳng AC điểm có cảm ứng từ bằng không.

Câu 5.Một thanh dẫn thẳng dài l nằm vuông góc với các đường sức của một từ trường đều có cảm ứng từ B. Tìm độ lớn và cực của suất điện động cảm ứng xuất hiện khi thanh chuyển động thẳng đều với vận tốc v theo phương vuông góc với thanh và đường sức từ.
Câu 6.Một khung dây dẫn hình vuông ABCD, mỗi cạnh dài a được đặt gần một dòng điện thẳng dài vô hạn cường độ I sao cho dòng thẳng và mặt khung cùng nằm trong một mặt phẳng, cạnh AD song song và cách dòng thẳng một đoạn r. Tính từ thông gửi qua khung dây.










Trả lời câu hỏi:
Câu 1. Khái niệm chất điểm, hệ quy chiếu. Định nghĩa dụ về hệ quy chiếu quán tính hệ quy chiếu phi quán tính? 
Trả lời :
-Chất điểm : Một vật nào đó được coi chất điểm khi kích thước của nhỏ hơn nhiều lần so với với kích thước hoặc khoảng cách khác ta đang khảo sát.
-Hệ quy chiếu : tập hợp gồm một hệ tọa độ (dùng để xác định vị trí) một đồng hồ gắn liền với vật mốc (dung để xác định thời gian).
+Hệ quy chiếu quán tính : hệ quy chiếu trong đó không xuất hiện lực quá tính.
+Hệ quy chiếu phi quán tính : hệ quy chiếu trong đó xuất hiện lực quá tính.
VD: Một kiện hang nằm trên một cái xe ô đang chuyển động.Kiện hang sẽ đứng yên khi ta chọn vật mốc ô nhưng lại chuyển động so với mặt đất
Câu 2. Viết biểu thức vận tốc trung bình,vận tốc tức thời,véc vận tốc,giải thích các hiệu ý nghĩa của chúng?
Câu 3: Phương, chiều độ lớn của gia tốc tiếp tuyến , gia tốc pháp tuyến gia tốc toàn phần.Ý nghĩa của các đại lượng trên?

Tuesday, May 16, 2017

Tuyển chọn thi trắc nghiệm môn Toán luyện thi đại học

by
Tuyển tập đề thi trắc nghiệm môn toán ,nhằm thí sinh tiếp cận với hình thức thi mới, giúp các em nâng cao khả năng phản xạ, tư duy và làm bài một cách tốt nhất có thể. Dưới đây là bộ đề thi mà tailieumienphi24h chia sẻ. Chúc các em ôn thi tốt và đạt kết quả cao trong kỳ thi đại học sắp tới

Tải tại đây

Monday, May 15, 2017

Đề cương Khoa Học Vật Liệu

by
khoa học vật liệu cơ khí là môn học nghiên cứu mối quan hệ giữa cấu trúc và tính chất của vật liệu trên cơ sở đó đề ra các biện pháp công nghệ nhằm cải thiện tính chất của vật liệu với mục đích sử dụng vật liệu có hiệu quả.

                          

                        CÂU HỎI ÔN TẬP KHOA HỌC VẬT LIỆU CƠ KHÍ
Câu 1.Định nghĩa ,đặc điểm, cách xây dựng ,tính chất của mạng tinh thể lý tưởng của kim loại?
Câu 2. Khảo sát mạng lập phương thể tâm và mạng lập phương diện tâm ?
Câu 3. Khảo sát mạng lập phương thể tâm và mạng lục giác xếp chặt ?
Câu 4. Khảo sát mạng lập phương diện tâm và mạng lục giác xếp chặt ?
Câu 5. Trình bày cấu trúc mạng tinh thể thực của kim loại (đơn tinh thể và đa tinh thể ) và các khuyết tật trong mạng tinh thể thực của kim loại (khuyết tật điểm ,khuyết tật đường) ?
Câu 6. Điều kiện để năng lượng để có quá trình kết tinh xảy ra,tính nhiệt độ kết tinh lý thuyết  To?
Câu 7. Trình bày cơ chế sinh mầm và phát triển mầm ?
Câu 8.Trình bày động học của quá trình kết tinh biết phương trình động học :
                         

             Cách xây dựng  và ứng dụng của đường cong chữ  “C” của quá trình kết tinh
Câu 9. Độ hạt sau kết tinh ,định hướng làm nhỏ hạt và các phương pháp làm nhỏ hạt ?
Câu 10.Trình bày biến dạng dẻo đơn tinh thể theo cơ chế trượt ?
Câu 11. Nêu các đặc điểm của biến dạng dẻo đa tinh thể .Trình bày các phương hướng nâng cao độ bền của kim loại =f(ρ).
Câu 12.Tổ chức và tính chất của kim loại sau biến dạng dẻo?
Câu 13.Phân biệt hai quá trình hồi phục và kết tinh lại ,trình bày quá trình kết tinh lại ,các yếu tố ảnh hưởng đến độ hạt sau kết tinh lại?
Câu 14.Định nghĩa ,phân loại ,tính chất của dung dịch rắn ?
Câu 15.Định nghĩa ,điều kiện tạo thành và tính chất của các loại pha trung gian (hợp chất hóa học hóa trị thường ,pha xen kẽ ,pha điện tử).?
Câu 16.Vẽ giãn đồ trạng thái Fe-C , định nghĩa các tổ chức trên giản đồ ,nêu các điểm – đường đặc biệt và phân loại hợp kim trên giản đồ trạng thái ?
Câu 17.Khái niệm và đặc điểm của nhiệt luyện thép . Phân loại các chuyển biến cơ bản trong quá trình nhiệt luyện thép cacbon cùng tích?
Câu 18.Trình bày động học của hai chuyển biến γ → P và γ → B,từ đó nêu cách xây dựng và ứng dụng của đường cong chữ “C” trong quá trình nhiệt luyện thép?
Câu 19.Trình bày công nghệ ủ (định nghĩa ,mục đích và các phương pháp ủ )
Câu 20.Trình bày công nghệ tôi  (định nghĩa ,mục đích ,chọn nhiệt độ tôi và các phương pháp tôi thể tích ).?
Câu 21. Trình bày công nghệ thường hóa (định nghĩa ,mục đích ) và công nghệ ram thép (định nghĩa ,mục đích và các phương pháp ram).?
Câu 22. Trình bày định nghĩa , phân loại ,ưu nhược điểm của các phương pháp hóa bền bề mặt thép :tôi bề mặt ,hóa nhiệt luyện và biến cứng bề mặt ?
Câu 23. Trình bày các loại gang :trắng ,xám ,cầu ,dẻo?
Câu 24. Trình bày công nghệ nhiệt luyện gang xám?
Câu 25. Trình bày công nghệ ủ gang trắng thành gang dẻo?
Câu 26.Ảnh hưởng của cacbon và tạp chất đến tổ chức và tính chất của thép cacbon ?
Câu 27.Phân loại và ký hiệu thép cacbon (TCVN)
Câu 28. Trình bày tác dụng của nguyên tố hợp kim đến sắt trong thép hợp kim?
Câu 29.Tác dụng của nguyên tố hợp kim đến cacbon trong thép hợp kim ?
Câu 30.Phận loại và ký hiệu thép hợp kim (TCVN)
Câu 31.Yêu cầu chung cho thép kết cấu .Trình bày nhóm thép thấm cacbon và nhóm thép ổ bi ?
Câu 32. Yêu cầu chung cho thép kết cấu.Trình bày nhóm thép hóa tốt và nhóm thép làm lò xo nhíp và các chi tiết đàn hồi ?
Câu 33.Yêu cầu chung cho thép làm dụng cụ cắt gọt.Trình bày nhóm thép làm dao cắt có tốc độ cắt thấp?
Câu 34. Yêu cầu chung cho thép làm dụng cụ cắt gọt.Trình bày nhóm thép làm dao cắt có tốc độ cắt trung bình (thép gió) ?
Câu 35.Trình bày hợp kim cứng làm dụng cụ cắt có tốc độ cắt cao?
Câu 36.Yêu cầu chung cho nhóm thép làm khuôn dập nóng.Trình bày các nhóm thép làm khuôn dập nóng và phương hướng nhiệt luyện chúng?
Câu 37. Phân loại hợp kim nhôm .Trình bày hệ Al-Mn , Al-Mg.
Câu 38.Trình bày hệ hợp kim nhôm biến dạng hóa bền được bằng nhiệt luyện Al-Cu (4% Cu).Giải thích nguyên lý hóa già hệ hợp kim này ?
Câu 39.Phân loại hợp kim đồng .Trình bày hệ Cu-Zn và Cu-Sn ?
Câu 40.Yêu cầu chung của hợp kim làm ổ trượt .Phân loại hợp kim làm ổ trượt .Trình bày hệ Sn-Sb và Cu-Pb ?
Câu 41. Định nghĩa , phân loại , các phương pháp tổng hợp vật liệu Polyme?
Câu 42. Cấu tạo PoLyme : Phân tử và hình dạng Polyme,khối lượng phân tử và sự phân bố khối lượng phân tử ,cấu trúc mạch ,hình thái cấu tạo ?
Câu 43. Tính chất cơ -lý- nhiệt của Polyme :biến dạng dưới tác dụng của lực ,nóng chảy và thủy tinh hóa ,trạng thái mềm cao ?
Câu 44. Vai trò , tác dụng của chất phụ gia và chất tăng cường trong Polyme ?
Câu 45.Ứng dụng của Polyme :chất dẻo ,vật liệu mềm cao,sợi tổng hợp ,sơn,keo,màng?

                                                                         HẾT

Đề cương ôn tập Kỹ Thuật Chế Tạo Máy

by

Kỹ Thuật Chế Tạo Máy là môn học cung cấp các kiến thức về kỹ thuật  chế tạo phôi bằng phương pháp đúc ,hàn,.... và quá trình gia công cắt gọt phôi chế tạo chi tiết máy , phương pháp gá lắp.Dưới đây là đề cương Kỹ Thuật Chế Tạo máy. Đề thi gồm 2 câu trong tổng số câu đề cương dưới đây. Sinh viên qua bài tập lớn thì không phải học phần 5 về đồ gá gia công cơ khí.

                     ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN HỌC KTCTM
                      
                              Phần 1: CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẾ TẠO PHÔI
      A - Chế tạo phôi bằng phương pháp đúc
Câu1. Thực chất đặc điểm của sản xuất đúc, quá trình sản xuất đúc. Phôi đúc trong chế tạo máy
Câu2. Cấu tạo của khuôn đúc, các bộ phận của khuôn đúc bằng cát.
Câu3. Thế nào là đúc ly tâm, ưu nhược điểm của nó. Trình bày các phương pháp đúc ly tâm (đứng, nằm)
      B – Chế tạo phôi bằng gia công áp lực 
Câu4. Các loại lực dùng trong gia công áp lực
Câu5. Các định luật cơ bản dùng trong gia công áp lực 
Câu6. Thực chất của quá trình cán, thông số cán, điều kiện cán kim loại (β > α)
Câu7. Định nghĩa, ưu nhược điểm, phân loại, rèn khuôn 
Câu8. Trình bày nguyên công cắt trong dập tấm 
Câu9. Trình bày nguyên công tạo hình trong công nghệ dập tấm. Tính số lần dập giãn
     C – Chế tạo phôi bằng phương pháp hàn
Câu10. Thế nào là hồ quang hàn, cách gây hồ quang và sự cháy của hồ quang
Câu11. Trình bày các yêu cầu của nguồn điện hàn và máy hàn 
Câu12. Trình bày chế độ hàn hồ quang tay (dq, Uh, Ih, Vh, th) 
Câu13. Trình bày cấu tạo và nguyên lý làm việc của máy hàn xoay chiều một pha có bộ tự cảm riêng
Câu14. Thực chất của quá trình cắt kim loại bằng khí yêu cấu của mỏ cắt, điều kiện cắt 
                                  Phần 2 : NGUYÊN LÝ CẮT GỌT KIM LOẠI 
Câu15. Trình bày thông số hình học phần cắt của dao tiện (Vẽ hình định nghĩa các góc độ của dao γ, α, β, δ, φ, φ1, ε, λ)
                                 Phần 3: GIA CÔNG TRÊN MÁY CẮT KIM LOẠI
Câu16. Công dụng, phân loại máy tiện, khả năng công nghệ trên máy tiện ren vít vạn năng 
Câu17. Các yếu tố cắt khi tiện ( V, t, S, a, b, F)
Câu18. Lực cắt khi tiện (Lực tác dụng lên dao tiện, nêu các nhân tố ảnh hưởng đến lực cắt, phân tích 2 nhân tố ảnh hưởng đến lực cắt)
Câu19. Phân loại máy phay, khả năng công nghệ trên máy phay (các sơ đồ gia công trên máy phay)
Câu20. Công dụng cấu tạo của ụ phân độ, trình bày phương pháp phân độ đơn giản
Câu21. Các sơ đồ mài trên máy mài
Câu22. Trình bày gia công bánh răng trụ bằng phương pháp bao hình (sơ đồ phay lăn răng, xọc bao hình) 
                    Phần 4: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ GIA CÔNG CƠ KHÍ
Câu23. Thế nào là quá trình sản xuất, quy trình công nghệ, trình bày các thành phần của quy trình công nghệ gia công cơ khí. Cho ví dụ minh họa
Câu24. Thế nào là độ chính xác gia công cơ khí. Trình bày các phương pháp đạt độ chính xác gia công trên máy công cụ 
Câu25. Khái niệm chất lượng bề mặt gia công chi tiết. Ảnh hưởng của chất lượng bề mặt đến tính chống mòn, đến tính chống ăn mòn hóa học của chi tiết
Câu26. Thế nào là chuẩn, các loại chuẩn. Cho ví dụ minh họa về mỗi loại chuẩn
Câu27. Trình bày cơ sở chọn chuẩn. Thế nào là chuẩn thô, nêu 5 nguyên tắc chọn chuẩn thô. Cho ví dụ minh họa mỗi nguyên tắc
Câu28. Thế nào là chuẩn tinh phụ, chuẩn tinh chính. Nêu 5 nguyên tắc chọn chuẩn tinh, cho ví dụ minh họa mỗi nguyên tắc
Câu29. Trình bày nguyên lý định vị chi tiết. Nêu các ví dụ để làm sáng tỏ nguyên lý định vị chi tiết đã trình bày
Câu30. Thế nào là lượng dư gia công cơ khí ( lượng dư trung gian, lượng dư tổng cộng). Các yếu tố tạo thành lượng dư trung gian Zb
                                       Phần 5: ĐỒ GÁ GIA CÔNG CƠ KHÍ 
                       (Sinh viên chưa hoàn thành bài tập phải học thêm phần này)
                                                                     HẾT 

Đề Thi Trắc Nghiệm Động Cơ Đốt Trong

by
 Động Cơ Đốt Trong là môn học cần thiết đối với sinh viên nghành cơ khí .Nhằm sinh viên đạt kết quả tốt trong kỳ thi sắp tới. Mình xin chia sẻ tài liệu Trắc nghiệm động cơ đốt trong. Chúc các bạn có một kỳ thi gặt hái kết quả cao.

                                                           



                                 Đề thi động cơ đốt trong
Câu 1.cơ diesel đảo chiều có thể được sử dụng trên:
                      A) Tàu thủy                              B) Ô tô

                      C) Đầu máy                             D) Máy bay
Câu 2: Khi cùng thể tích làm việc Vh và số vòng quay n, D,S thì động cơ xăng 2
kì có công suất cao hơn động cơ 4 kì khoảng:
                  A) 40 – 50 %                                 B) 50 – 70 %
                  C) 70 – 80 %                                 D) 80 – 90 %
Câu 3 :Động cơ Điêden 2 kì thường hay bị bám muội than là do:
                 A) Áp suất trong xi lanh cao          B) Hòa khí hòa trộn không đều
                 C) Quá trình cháy nhanh                D) Nhiệt độ trong quá trình làm việc cao
Câu 4 : Trong các phát biểu sau, phát biểu nào sai : Ưu điểm của động cơ xăng
2 kì quét vòng so với động cơ Điêden 2 kì quét thẳng:
                 A) Tiếng ồn và rung ít hơn             B) Khả năng tăng tốc
                 C) Tốc độ động cơ cao hơn            D) Hiệu suất, công suất lớn hơn
Câu 5:Việc đóng mở của nạp và của thải của động cơ xăng 2 kì quét vòng được
thực hiện bằng:
                 A) Lên xuống của pittông               B) Đóng mở các xu páp nạp và xả
                 C) Nắp xi lanh                                D) Do các te
Câu 6 : Cơ cấu trục khuỷu có nhiệm vụ:
A) Nhận lực đẩy của khí cháy,truyền lực cho trục khuỷu để biến chuyển động quay
tròn củatrục khuỷu thành chuyển động tịnh tiến của pit-tông ở kỳ cháy-giãn nở
B) Nhận lực đẩy của khí cháy,truyền lực cho trục khuỷu để biến chuyển động quay
tròn củatrục khuỷu thành chuyển động tịnh tiến của pit-tông trong các kỳ nạp,nén và
thải khí
C) Nhận lực đẩy của khí cháy,truyền lực cho trục khuỷu để biến chuyển động tịnh tiến
củapit-tông thành chuyển động quay tròn của trục khuỷu trong kỳ cháy-giãn nở và
nhận lực từ trục khuỷu để thực hiện các kỳ nạp,nén và thải khí
D)Nhận lực đẩy của khí cháy,truyền lực cho trục khuỷu để biến chuyển động tịnh
tiến củapit-tông thành chuyển động quay tròn của trục khuỷu trong các kỳ nạp,nén và
thải khí
Câu 7 :Kết luận nào dưới đây là sai ? “Khi động cơ xăng bốn kỳ thực hiện được một
chu trình thì:….”
A) Trục khuỷu quay được 2 vòng
B) Động cơ đã thực hiện việc nạp - thải khí một lần
C) Bugi bật tia lửa điện một lần
D) Piston trở về vị trí ban đầu sau một lần đi và về
Câu 8 :Ở ĐCĐT 2 kỳ, piston thực hiện những nhiệm vụ như: Tiếp nhận lực khí cháy
(I); thải sản vật cháy (II); nạp hổn hợp nhiên liệu mới (III); quét sạch sản vật
cháy (IV); nén khí (V). Khi piston chuyển động từ ĐCT à ĐCD thì nó đã thực
hiện những nhiệm vụ nào?
                 A) (I), (II) và (IV)                          B) (I), (II) và (V)
                 C) (I) và (II)                                   D) (I), (II) và (III)
Câu 9 :Ở động cơ xăng 2 kỳ quét vòng, khi cửa hút (van hút) mở thì hỗn hợp
nhiên liệu sẽ được nạp vào trong:
                 A) Nắp xilanh                                 B) Cacte
                 C) Xilanh                                        D) Buồng đốt
Câu 10 :Một xe gắn máy có dung tích xilanh là 50 cm3 (CC) , Hỏi giá trị đó là của thể
tích gì?

                 A) Thể tích toàn phần                     B) Thể tích xilanh

                C) Thể tích công tác                        D) Thể tích buồng cháy

Câu 11: Phát biểu nào sau đây sai: Khi so sánh động cơ điện so với động cơ đốt
trong.

A) Có hiệu năng cao hơn

B)Có tỷ lệ công suất trên trọng lượng lớn hơn

C) Tạo ra mômen xoắn lớn hơn khi khởi hành

D) Tất cả các ý trên đều sai

Câu 13: Các nhận xét sau về động cơ điêden khi so sánh với động cơ xăng, tìm ý
sai:

A) Hiệu suất lớn hơn động cơ xăng 1,5 lần nhưng tiếng ồn và rung động lớn

B) Suất tiêu hao nhiên liệu riêng thấp hơn động cơ xăng và động cơ dễ cường hóa

C) Vì các chi tiết của hệ thống nhiên liệu chế tạo đỏi hỏi chính xác hơn nên ít hư hỏng lặt vặt

D)Động cơ cồng kềnh, chế tạo khó khăn hơn và ít gây nguy hiểm


Câu 16: Động cơ thường dùng cho máy nông nghiệp là:


A) Động cơ tuabin

B)Động cơ Xăng

C) Động cơ điêden

D) Tất cả đều dùng được

Câu 17: Đặc điểm động cơ dùng trên ô tô:


A) Tốc độ cao, kích thước và khối lượng nhỏ gọn, làm mát bằng không khí

B)Tốc độ không cao, kích thước và khối lượng nhỏ gọn, làm mát bằng nước

C) Tốc độ không cao, kích thước và khối lượng nhỏ gọn, làm mát bằng không khí

D) Tốc độ cao, kích thước và khối lượng nhỏ gọn, làm mát bằng nước

Câu 18. Ưu điểm của động cơ đốt trong sử dụng nhiên liệu điêden so với động cơ đốt trong sử
dụng nhiên liệu xăng:

A) Hiệu suất cao, công suất lớn hơn, phát thải độc hại ít hơn

B) Hiệu suất cao, công suất lớn và khả năng tăng tốc tốt hơn

C) Khối lượng lớn, có thể cường hóa, tiếng ồn và rung lớn hơn

D) Sử dụng nhiên liệu rẻ tiền hơn, suất tiêu hao nhiên liệu riêng thấp hơn, có thể
cường hóa


Câu 19.Nhược điểm của động cơ đốt trong sử dụng nhiên liệu điêden so với động cơ đốt trong
sử dụng nhiên liệu xăng:

A) Hiệu suất nhỏ hơn

B)Suất tiêu hao nhiên liệu riêng nhỏ hơn

C) Khó cường hóa và tăng công suất

D) Động cơ cồng kềnh, chế tạo khó khăn hơn

Câu 20.Ưu điểm của động cơ đốt trong piston so với động cơ đốt trong tua bin:

A) Rung động động cơ lớn

B)Tốc độ quay lớn

C) Công suất lớn

D) Nhỏ gọn, độ ồn thấp


Câu 21.Nhược điểm của động cơ đốt trong piston so với động cơ đốt trong tua bin:

A) Có dải công suất rộng

B) Có thể đảo chiều quay

C) Thiết bị truyền động cồng kềnh

D) Rung động động cơ lớn


Câu 22.Ưu điểm của động cơ 2 kì so với động cơ 4 kì:

A) Tiết kiệm nhiên liệu hơn

B) Thồi được dầu bôi trơn

C) Chạy đều và êm hơn

D) Tải trọng nhiệt lớn hơn

Câu 23.Khi so sánh động cơ Diesel với động cơ Xăng, thì động cơ Diesel có nhược
điểm nào:

A) Hiệu suất thấp

B)Dễ cường hóa tăng công suất

C) Nhiên liệu đắt tiền hơn

D) Tốc độ và khả năng tăng tốc kém


Câu 24.Khi so sánh động cơ Xăng với động cơ Diesel, thì động cơ Xăng có nhược
điểm nào:

A) Suất tiêu hao nhiên liệu lớn hơn

B)Khả năng tăng tốc lớn

C) Phát thải độc hại nhiều hơn

D) Tốc độ cao hơn


Câu 25.Động cơ Diesel 2 kì được dùng trên phương tiện nào nhiều nhất:

A) Động cơ tàu thủy có công suất lớn

B)Động cơ tàu thủy có công suất nhỏ

C) Động cơ ô tô tải

                          
                               Chu trình lý tưởng của động cơ đốt trong




câu1. Một trong các đặc điểm của chu trình lý tưởng của ĐCĐT là:

a/ Nhiệt dung riêng của môi chất công tác không thay đổi trong suốt chu trình.

b/ Môi chất công tác luôn thay đổi theo một chu kỳ nhất định trong chu trình.

c/ Có sự tổn thất năng lượng do truyền nhiệt cho nguồn lạnh và các tổn hao khác.

d/ Quá trình cháy được thay thế bằng một quá trình cấp nhiệt đa biến.




câu2. Một trong các giả thiết chu trình lý tưởng của động cơ đốt trong là:

a/ Môi chất công tác trong chu trình là khí lý tưởng, nhiệt dung riêng phụ thuộc
vào áp suất và nhiệt độ của môi chất.

b/ Lượng môi chất trong chu trình thay đổi theo các quá trình

c/ Các quá trình nén và giãn nở là quá trình đoạn nhiệt, không có tổn thất nhiệt
với môi trường xung quanh

d/ Quá trình cháy được thay thế bằng một quá trình cấp nhiệt đa biến.


câu3. Quá trình nén và quá trình giản nở của chu trình lý tưởng được thay
bằng các quá trình nào?


a. Đẳng nhiệt

b. Đoạn nhiệt

c. Đẳng áp

d. Đẳng tích


câu4. Quá trình thải của chu trình lý tưởng được thay bằng một quá trình
gì?

a.Đoạn nhiệt

b. Đẳng nhiệt

c. Đẳng áp

d. Đẳng tích


câu5. Chỉ tiêu để đánh giá chu trình lý tưởng động cơ đốt trong là:

a/ Thông qua chỉ tiêu hiệu quả chu trình thể hiện qua áp suất chỉ thị
trung bình ptb

b/ Thông qua áp suất chỉ thị trung bình và hiệu suất của chu trình ηt

c/ Thông qua hiệu suất của chu trình và áp suất lớn nhất của chu trình

d/ Thông qua áp suất chỉ thị trung bình và áp suất bé nhất của chu trình

câu6. Chu trình lý tưởng cấp nhiệt đẳng tích phù hợp với ĐC đốt cháy cưỡng bức, vì ở
loại ĐC này:

a/ Hòa khí được chuẩn bị sẵn tương đối đều nên quá trình cháy xảy ra nhanh trong điều
kiện thể tích XL ít thay đổi.

b/ Hòa khí được chuẩn bị sẵn tại buồng hỗn hợp của BCHK với thể tích không đổi để
đưa vào xi lanh ĐC.

c/ Quá trình cháy của động cơ chỉ xảy ra trong 3 giai đoạn ở xung quanh ĐCT khi thể
tích xi lanh ít thay đổi.

d/ Tỷ số nén của ĐC tương đối nhỏ nên trong quá trình cháy thể tích chất môi giới hầu
như không thay đổi.


câu7. Chu trình lý tưởng cấp nhiệt hỗn hợp phù hợp với loại ĐC:

a. Điêzen phun nhiên liệu bằng khí nén

b. Xăng dùng bộ chế hoà khí

c. phun nhiên liệu bằng bơm cao áp

d. Động cơ sử dụng khí ga


câu8. Căn cứ vào phương pháp cấp nhiệt cho môi chất công tác, có thể
phân biệt mấy loại chu trình lý tưởng của ĐCĐT?


a. 2

b. 3

c. 4

d. 5

câu9. Khi so sánh hiệu suất nhiệt của các chu trình lý tưởng với cùng điều kiện To,
ε và Q1 đáp án nào sau đây là đúng:


a.η tp < ηtv < ηth

b. η tp < ηth < ηtv

c. ηtv < ηtp < ηth

d. η tv < ηth < ηtp

câu10. Khi so sánh hiệu suất nhiệt của các chu trình lý tưởng với cùng điều kiện
To, pz và Q1 đáp án nào sau đây là đúng:

a.η tp < ηtv < ηth

b. η tp < ηth < ηtv

c. ηtv < ηtp < ηth

d. η tv < ηth < ηtp



                          Chương : Chu trình thực của động cơ đốt trong


câu1/ Giai đoạn cháy trễ trong động cơ xăng là tn?

a/ Cháy sót lại những phần nhiên liệu chưa cháy

b/ Cháy trên đường giãn nở

c/ Giai đoạn cháy tính từ khi bugi bật tia lửa điện đến khi nhiên liệu cháy với
ngọn lửa thực sự diễn ra

d/ Cháy chậm.


câu2/ Quá trình cháy trong động cơ xăng là quá trình cháy


a.Cháy đẳng áp

b.Cháy đẳng tích

c.Cháy hôn hợp

d.Cháy đẳng nhiệt

câu3/ Giai đoạn cháy nhanh trong động cơ xăng tốc độ tăng áp suất
trung bình Δp/Δϕ và vị trí xuất hiện áp xuất cực đại Pz tốt là tn?

a/ Δp/Δϕ= 0.175-2,5MPa/độ TK và Pz xuất hiện khoảng đúng ĐCT


b/ Δp/Δϕ=1.75-2,5MPa/độ TK và Pz xuất hiện khoảng trước ĐCT 5-10o


c/ Δp/Δϕ= 0.175-2.5MPa/độ TK và Pz xuất hiện khoảng sau ĐCT 10-15o


d/ Δp/Δϕ= 0.175-0.25MPa/độ TK và Pz xuất hiện khoảng sau ĐCT 10-15o


câu4/ Thế nào là hiện tượng Cháy kích nổ trong động cơ xăng?

a/ Cháy với tiếng nổ mạnh

b/ Cháy do chèn ép giữa màng lửa lan tràn từ bugi và những vùng cháy cục bộ
khác trong buồng cháy

c/ Do sóng áp xuất trong buồng cháy kích nổ động cơ

d/ Cháy hoàn toàn hỗn hợp nhiên liệu

câu5/ Cháy sớm hỗn hợp trong quá trình cháy của động cơ xăng là ntn?

a/ Cháy hỗn hợp khi bugi chưa bật tia lửa điện

b/ Cháy hỗn hợp sau khi bugi bật tia lửa điện

c/ Cháy hỗn hợp khi chưa nạp vào buồng cháy

d/ Tất cả các ý trên đều đúng

câu6/ Trong động cơ xăng, thành phần hòa khí nào dưới đây được gọi là
thành phần công suất

a/ α=0.85÷0.95

b/ α=0.95÷1.0

c/ α=1.0÷1.05

d/ α=1.05÷1.1

câu7/ Trong động cơ xăng, thành phần hòa khí nào dưới đây được gọi là
thành phần tiết kiệm?

a/ α=0,85÷0,95

b/ α=0,95÷1,0

c/ α=1,0÷1,05

d/ α=1,05÷1,1


câu8/ Quá trình cháy trong ĐC diesel là quá trình cháy

a/ Cháy đẳng áp

b/ Cháy đẳng tích

c/ Cháy hỗn hợp

d/ Cháy đẳng nhiệt

câu9/ Quá trình cháy trong ĐC diesel được chia làm các giai đoạn sau.

a/ Cháy trễ, cháy nhanh, cháy chính, cháy rớt

b/ Cháy nhanh, cháy chính, cháy rớt, cháy trễ.

c/ Cháy chính, cháy nhanh, cháy trễ, cháy rớt

d/ Cháy chính Cháy nhanh, , cháy rớt, cháy trễ.

câu10. Trong ĐC diesel, nếu tốc độ tăng áp suất Δp/Δϕ ≥ 6kG/cm2/oTK thì
động cơ làm việc tn?


a/ Phát huy công suất cao nhất

b/ Động cơ làm việc cứng

c/ Tốc độ cháy cao nhất

d/ Áp suất trong buồng cháy cao nhất

câu11/ Nhiệt độ lớn nhất trong quá trình cháy của ĐC diesel xuất hiện
trong giai đoạn nào?

a/ Cháy trễ

b/ Cháy chính (cháy chậm)

c/ Cháy rớt

d/ Cháy nhanh

câu12/ Quá trình hình thành hỗn hợp cháy trong động cơ diesel diễn ra
ở đâu?

a/ Trên đường ống nạp

b/ Trên đường ống nạp và trong buồng cháy

c/ Trong bộ chế hòa khí

d/ Trong buồng cháy động cơ

câu13/ Quá trình giãn nở thực tế trong buồng cháy động cơ là QT nào?

a/ Quá trình giãn nở đoạn nhiệt

b/ Quá trình giãn nở đa biến vơi chỉ số giãn nở đa biến không đổi

c/ Quá trình giãn nở đa biến với chỉ số đa biến thay đổi liên tục.

d/ Quá trình giãn nở vừa đoạn nhiệt vừa đa biến.


câu14/ Khi tăng tốc độ động cơ, chỉ số giãn nở đa biến trung bình n2
thay đổi như thế nào ?

a/ Không đổi

b/ Chỉ sổ giãn nở đa biến trung bình tăng lên

c/ Chỉ sổ giãn nở đa biến trung bình giảm đi

d/ Chỉ số giãn nở đa biến trung bình lúc đầu tăng sau đó giảm

câu15/ Khi tăng phụ tải của động cơ diesel, chỉ số giãn nở đa biến trung
bình n2 thay đổi như thế nào ?


a/ Không thay đổi

b/ Chỉ sổ giãn nở đa biến trung bình giảm đi

c/ Chỉ sổ giãn nở đa biến trung bình tăng lên

d/ Chỉ số giãn nở đa biến trung bình lúc đầu tăng sau đó giảm

câu16/ Đối với động cơ xăng, khi động cơ chạy từ 50% đến toàn tải, nếu tăng
phụ tải động cơ thì chỉ số đa giãn nở đa biến trung bình n2 thay đổi như thế
nào ?

a/ Hầu như không thay đổi

b/ Có xu hướng tăng lên

c/ Có xu hưởng giảm đi

d/ Bằng chỉ số đoạn nhiệt

câu17/ Quá trình thải tự do diễn ra khi nào?

a/ Từ khi xuppap thải mở sớm đến khi piston xuống đến ĐCD

b/ Từ khi xuppap thải mở sớm đến khi piston lên đến ĐCT

c/ Từ khi piston đi từ ĐCD lên ĐCT trong quá trình thải

d/ Từ khi kết thúc quá trình cháy rớt đến khi xuppap thải mở sớm


câu18/ Mở sớm xuppap thải một góc ϕ3 nhằm mục đích gì?


a.Tận dụng quán tính dòng khí thải

b.Tận dụng công đẩy cưỡng bức của piston

c.Tận dụng chênh lệch áp suất trong xylanh và đường ống thải

d.Tận dụng thời kỳ trùng điệp để quét buồng cháy.

câu19/ Ý nghĩa của việc đóng muộn xuppap thải


a/ Tận dụng quán tính dòng khí thải

b/ Tận dụng công đẩy cưỡng bức của piston

c/ Tận dụng chênh lệch áp suất trong xylanh và đường ống thải

d/ Tận dụng thời kỳ trùng điệp để quét buồng cháy.




--------------------------------------------------------------------------------------------------




                               Chương : Đặc tính và thông số kỹ thuật


Câu 1. Áp suất chỉ thị pi là áp suất gì?

a/ Là áp suất khí quyển tại điều kiện tiêu chuẩn.

b/ Là áp suất trong Các- te của động cơ đốt trong

c/ Là công chỉ thị của một đơn vị thể tích công tác Vh của động cơ

d/ Là áp suất trong xylanh tại kỳ cháy giãn nở và sinh công

Câu 2. Thế nào là áp suất có ích trung bình pe ?

a/ Là áp suất trong xylanh tại kỳ cháy giãn nở và sinh công.

b/ Là công có ích của một đơn vị thể tích công tác Vh của động cơ

c/ Là áp suất khí quyển tại điều kiện tiêu chuẩn.

d/ Tương tự như công suất có ích của động cơ.


Câu 3. Thế nào là hiệu suất chỉ thị của động cơ ηi?

a/ Là tỷ số giữa công sinh ra và nhiệt lượng do nhiên liệu cung cấp

b/ Là tỷ số giữa công suất chỉ thị sinh ra và nhiệt lượng do nhiên liệu cung
cấp

c/ Là tỷ số giữa công suất có ích sinh ra và nhiệt lượng do nhiên liệu cung
cấp

d/ Là tỷ số giữa công chỉ thị sinh ra và nhiệt lượng do nhiên liệu cung cấp

Câu 4. Thế nào là hiệu suất có ích của động cơ ηe ?


a/ Là tỷ số giữa công sinh ra và nhiệt lượng do nhiên liệu cung cấp


b/ Là tỷ số giữa công suất chỉ thị sinh ra và nhiệt lượng do nhiên liệu cung
cấp


c/ Là tỷ số giữa công có ích sinh ra và nhiệt lượng do nhiên liệu cung cấp


d/ Là tỷ số giữa công chỉ thị sinh ra và nhiệt lượng do nhiên liệu cung cấp


Câu 5. Đơn vị đo công suất động cơ là gì?


a/ Mã lực (HP) hoặc kilowatt (kW)

b/ kJ hoặc kcal

c/ N hoặc kG

d/ Cả 3 đáp án trên

Câu 6. Đơn vị đo của công sinh ra trong ĐC ĐT là gì?


a/ Mã lực (HP) hoặc kilowatt (kw)

b/ kJ hoặc kcal

c/ N hoặc Nm

d/ Cả 3 đáp án trên

Câu 7. Đơn vị đo của Mô-men (Me) trong ĐC ĐT là gì?


a/ kJ hoặc kcal

b/ Nm hoặc kGm

c/ N.m hoặc kgm

d/ Cả 3 đáp án trên

Câu 8. Thành phần có ích trong phương trình cân bằng
nhiệt là gì?


a/ Qo

b/ Qe

c/ Qlm + Qth

d/ Qcc + Qcl

Câu 9. Qlm + Qth là thành phần nào trong phương trình cân bằng
nhiệt? c


a/ Nhiệt lượng do nhiên liệu cung cấp

b/ Nhiệt lượng biến thành công có ích

c/ Nhiệt lượng do hệ thống làm mát và khí thải mang đi

d/ Nhiệt lượng do nhiên liệu chưa cháy và các tổn thất khác

Câu 10. Qcc+ Qcl là thành phần nào trong phương trình cân
bằng nhiệt?


a/ Nhiệt lượng do nhiên liệu cung cấp

b/ Nhiệt lượng biến thành công có ích

c/ Nhiệt lượng do hệ thống làm mát và khí thải mang đi

d/ Nhiệt lượng do nhiên liệu chưa cháy và các tổn thất khác

Câu 11. Đơn vị đo của suất tiêu hao nhiên liệu có ích (ge) là gì?

a/ Số nhiên liệu tiêu hao trên 100km (ví dụ 8l/100km)

b/ Số nhiên liệu tiêu hao trong một đơn vị thời gian (ví dụ: g/h)

c/ Số nhiên liệu tiêu hao để sinh ra một đơn vị công suất trong một đơn vị thời
gian (vd: g/kW.h)

d/ Số nhiên liệu tiêu hao để sinh ra một đơn vị công suất


Câu 12. Vùng làm việc ổn định trên đồ thì đặc tính tốc độ là vùng nào?


a/ Từ nmin tới ne

b/ Từ n M đến ne

c/ Từ nmin tới nM

d/ Từ nge tới nM

Câu 13. Hệ số thích ứng K = Memax/Medm thể hiện điều gì của động cơ?


a/ Đánh giá khả năng vượt tải

b/ Đánh giá vùng làm việc ổn định

c/ Đánh giá sức mạnh động cơ

d/ Đánh giá sức kéo của động cơ

Câu 14. Hệ số tốc độ Kc = nM/ne thể hiện điều gì?


a/ Đánh giá khả năng vượt tải

b/ Đánh giá vùng làm việc ổn định

c/ Đánh giá sức mạnh động cơ

d/ Đánh giá sức kéo của động cơ


                      Chương 6 Hệ thống nhiên liệu trên động cơ đốt trong




câu1/ Đơn vị của hệ số dư lượng không khí ?

a.kg/kmol

b. kmol/kg

c. l/kmol

d. đại lượng không thứ nguyên

câu2/ Hệ số dư lượng không khí ? được định nghĩa bằng biểu thức nào?


a/ α = Gnl.L0/L1

b/ α = L0/Gnl.L1

c/ α = Gk/Gnl.L0

d/ α = Gnl.L1/L0

câu3/ Công suất có ích của ĐC được biểu diễn bởi công thức:

a. Ne = Me. 60/ (2. π.n)

b. Ne = Me. (2. π)/60.n

c. Ne = Me. (π.n)/30

d. Ne = Me. (2.n)/60. π


câu4. Ưu điểm của hệ thống phun xăng điện tử (EFI) so với hệ thống
nhiên liệu sử dụng bộ chế hòa khí ý nào không đúng?


a. Đường ống nạp lớn và dài nên giảm sức cản, tăng quán tính dòng khí
nạp

b. Lượng nhiên liệu được định lượng rất chính xác nhờ các bộ phận cơ
khí hoặc điều khiển điện tử

c. Quá trình cháy hoàn hảo, giảm ô nhiễm môi trường

d. Lượng không khí nạp vào động cơ được đo và kiểm tra từ đó định
lượng nhiên liệu cho phù hợp

câu5/ Đường đi của mạch dầu trong hệ thống cung cấp nhiên liệu diesel
ý nào không đúng?


a. Nhiên liệu từ thùng chứa qua bầu lọc thô đến bơm thấp áp.

b. Nhiên liệu từ bơm thấp áp qua bầu lọc tinh đến khoang thấp áp của
bơm cao áp

c. Nhiên liệu cao áp từ BCA qua vòi phun, phun vào xi lanh

d. Nhiên liệu thừa trước bơm thấp áp, qua van tràn trở về các te



                Chương : Các hệ thống bôi trơn, làm mát


Câu 1. Hệ thống bôi trơn của động cơ đốt trong có nhiệm vụ gì?


a/ Bôi trơn, làm mát, làm sạch,bao kín, chống oxy hóa các bề mặt chi
tiết động cơ.

b/ Giữ lượng dầu nằm trong giới hạn định mức.

c/ Cung cấp dầu bôi trơn đến các bề mặt làm việc của các chi tiết động
cơ nhằm làm giảm ma sát và làm tăng tuổi thọ của các chi tiêt và của
động cơ.

d/ Đưa dầu đến bôi trơn cổ biên và cổ trục của trục khuỷu.


Câu 2. Có mấy phương pháp bôi trơn dùng trên động cơ đốt trong:


                 A.2                                             B. 4


                 C.3                                             D. 1


Câu 3. Tạo ra áp lực để đẩy dầu đến bôi trơn các chi tiết máy là
nhiệm vụ của thiết bị nào?


                A.Bơm dầu                                B. Van quá tải


               C.Két làm mát                            D. Hệ thống bôi trơn


Câu 4. Tại sao lại gọi là hệ thống bôi trơn cưỡng bức ?


a/ Vì dầu bôi trơn được trục khuỷu vung té đến các bộ phận cần bôi trơn.

b/ Vì dầu bôi trơn được pha vào nhiên liệu để bôi trơn xy lanh và pít
tông.

c/ Vì dầu bôi trơn cháy từ trên xuống để bôi trơn các cơ cấu của động
cơ.

d/ Vì dầu bôi trơn được bơm dầu đẩy đến để bôi trơn các bề mặt ma sát.

Câu 5. Hệ thống làm mát của ĐCĐT có nhiệm vụ gì?


a/ Thực hiện quá trình truyền nhiệt từ khí cháy qua thành buồng cháy đến
môi chất làm mát, đảm bảo duy trì nhiệt độ của động cơ trong một phạm
vi nhất định.

b/ Duy trì mực nước làm mát không đổi trong động cơ .

c/ Thực hiện quá trình truyền nhiệt từ khí xả qua thành ống xả đến môi
chất làm mát, đảm bảo duy trì nhiệt độ của động cơ trong một phạm vi
nhất định.

d/ Làm mát các bề mặt chi tiêt .

Câu 6. Trong hệ thống làm mát bằng chất lỏng người ta chia thành
mấy kiểu?


                 A. 2                                                  B. 4


                 C. 3                                                  D. 1


Câu 7. Trong hệ thống làm mát cưỡng bức bao gồm:


a/ Hệ thống làm mát cưỡng bức không tuần hoàn.

b/ Hệ thống làm mát cưỡng bức tuần hoàn kín một vòng.

c/ Hệ thống làm mát cưỡng bức tuần hoàn hai vòng .

d/ Cả ba ý trên.


Câu 8. Van hằng nhiệt của hệ thống làm mát mở ra khi nhiệt độ nước
làm mát lớn hơn khoảng:


                   A. (40-55)oC                       B. (60 ÷75)oC


                  C.(75 ÷85)oC                       D. (90 ÷105)oC

Câu 9.Van hằng nhiệt trong hệ thống làm mát có nhiệm vụ
gì?


a) Mở các cửa thông với các đường nước.

b) Chặn nước, không cho nước vào các đường nước.

c) Đóng các cửa thông với các đường nước .

d) Ổn định nhiệt độ nước làm mát

Câu 10. Trong hệ thống làm mát nước tuần hoàn cưỡng bức, bộ
phận nào tạo nên sự tuần hoàn cưỡng bức trong động cơ?

a/ Bơm nước.

b/ Van hằng nhiệt.

c/ Ống phân phối nước lạnh .

d/ Quạt gió.

Câu 11. Trong hệ thống làm mát nước tuần hoàn cưỡng bức, bộ
phận nào đóng mở các đường nước và giữ cho nhiệt độ trong áo
nước ổn định?


a/ Quạt gió.

b/ Van hằng nhiệt.

c/ Két nước.

d/ Bơm nước.

Top Ad 728x90